Bản chất, lợi ích và cách đăng ký bản quyền website
Mục lục
Website ngày càng được nhiều người sử dụng và trở nên phổ biến. Việc các cá nhân, tổ chức tạo lập website không chỉ đến thực hiện hoạt động kinh doanh mà đôi lúc còn để chia sẻ các thông tin, như: các blog của cá nhân,… Tại website, người dùng có thể tìm kiếm các nội dung cũng như là sử dụng được các dịch vụ của chủ sở hữu website. Do đó, việc đăng ký bản quyền website là rất cần thiết để bảo vệ các quyền của chủ sở hữu cũng như để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là việc cần thiết.
1. Quyền đăng ký bản quyền website hiểu sao cho đúng?
Quyền đăng ký bản quyền website (còn được gọi là quyền tác giả của website) được biết tới là quyền nhân thân gắn liền với tác giả và quyền tài sản của chủ sở hữu website (giao diện trang website và mã code để thiết kế ra trang website) kể từ khi website được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một dạng hình thức vật chất nhất định.
Kể từ thời điểm đó, các bạn đã có thể yêu cầu cá nhân, tổ chức khác ngừng các hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích của bản thân. Mặc dù thủ tục đăng ký không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết. Bởi đây là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ tối ưu quyền lợi của bạn tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai.
2. Những lợi ích khi đăng ký bản quyền website là gì?
Như đã nói đăng ký bản quyền website không bắt buộc nhưng lại là thủ tục cần được thực hiện. Bởi khi đăng ký bảo hộ, bạn sẽ bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với website do bản thân sáng tạo, sở hữu một cách tối đa. Cụ thể, khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sẽ đạt được những lợi ích sau:
- Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền – Đây là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu website;
- Việc đăng ký quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với website. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu;
- Kể từ khi được cấp Văn bằng bảo hộ thì đó sẽ là căn cứ xác lập quyền hữu. Do đó, bạn không cần phải chứng minh bản thân là tác giả, chủ sở hữu khi có tranh chấp, trừ khi có bằng chứng ngược lại;
- Hạn chế các hành vi xâm phạm như ăn cắp ý tưởng, sao chép;
- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của tác giả;
- Dễ dàng thực hiện các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với website được đăng ký bảo hộ;
- Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
3. Hướng dẫn đăng ký bản quyền website hiệu quả
Để thủ tục đăng ký bản quyền website hiệu quả, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ giấy tờ đăng ký bảo hộ và nắm rõ trình tự các bước đăng ký. Cụ thể, quá trình đăng ký tại cơ quan nhà nước được diễn ra sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bảo hộ website
Thành phần hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ bản quyền;
- 02 bản sao website;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của tác giả;
- Bản sao GCN đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thay cho chủ thể khác;
- Giấy chứng minh quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ website của các đồng chủ sở hữu;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ website của các đồng tác giả.
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, bạn nộp bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, tại TP. Đà Nẵng.
Bước 2: Theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả
Hồ sơ sau khi nộp sẽ được cán bộ tại Cục bản quyền tác giả kiểm tra tính hợp lệ. Bạn cần thường xuyên kiểm tra tiến độ xử lý hồ sơ để kịp thời bổ sung những thông tin và giấy tờ cần thiết khi được yêu cầu.
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận bản quyền website. Ngược lại, nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì sẽ bị Cục Bản quyền tác giả từ chối cấp văn bằng bảo hộ.