Tìm hiểu pháp luật thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Pháp luật thành lập doanh nghiệp quy định và hướng dẫn những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ thành lập công ty, quy trình thành lập và những vấn đề liên quan. Bạn cần nắm rõ quy định để biết cách tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ tóm lược những ý chính về pháp luật thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?
Điều kiện thành lập doanh nghiệp là những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp dưới một hình thức nào đó. Cụ thể như sau:
- Chủ thể thành lập: Mọi chủ thể đều được thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;…
- Ngành, nghề kinh doanh: Ngành nghề đăng ký hoạt động kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Công ty chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với ngành nghề có điều kiện thì công ty phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Vốn thành lập doanh nghiệp: Những ngành nghề có điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty thì bắt buộc phải đáp ứng;
- Tên công ty: Phải đáp ứng các điều kiện về cách đặt tên và không thuộc các trường hợp bị cấm như trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký; sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử;…
- Địa điểm đặt trụ sở: Trụ sở phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định.
Hồ sơ doanh nghiệp theo luật thành lập doanh nghiệp?
Mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh sẽ yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký Giấy phép kinh doanh khác nhau, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp tư nhân:
- Giấy đăng ký công ty;
- Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ công ty tư nhân.
Công ty hợp danh:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Cước công dân/Hộ chiếu của thành viên;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Căn cước công dân/Hộ chiếu của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của thành viên là tổ chức; căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- GCN đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Căn cước công dân/Hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của cổ đông là tổ chức; căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- GCN đầu tư nước ngoài.
Quy trình thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Khi nhận thấy đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành đăng ký mở công ty. Quy trình thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan chức năng được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty theo từng loại hình như trên và nộp Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Ngược lại, khi hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cần có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho người thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký công ty có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.