Làm thế nào để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được xem là một phương diện để phân biệt các sản phẩm với nhau và giúp người tiêu dùng nhớ tới sản phẩm của mình. Để bảo vệ kiểu dạng công nghiệp không bị đối thủ lợi dụng gây nhầm lẫn cho khách hàng, chúng ta có quyền đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Điều 86 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật một số điều luật SHTT 2004 quy định, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí bao gồm:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngoài yêu cầu về có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là đơn đăng kí.
Về đơn đăng kí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật SHTT 2004 có quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể tại điều 103 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật SHTT 2004.
“Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;
b) Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;
c) Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.”
Tóm lại, kiểu dáng công nghiệp là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, vì vậy việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là rất quan trọng nhằm khẳng định quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp của mình, tránh tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng, gây ra hiểu lầm không đáng có.