Thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Mục lục
Bạn cần nắm rõ khi thành lập doanh nghiệp cần những gì? Có thể là lên ý tưởng kinh doanh, tiềm kiếm khách hàng, chuẩn bị ngân sách tài chính,… Sau khi chuẩn bị mọi thứ đã ổn thỏa thì chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty đầy đủ và hợp lệ để nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh xét quyết. Cơ quan này sẽ xem xét và ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị kế hoạch hoạt động kinh doanh bài bản cho doanh nghiệp mình, cụ thể có một số điểm gợi ý dưới đây cho doanh nghiệp dự tính thành lập của bạn:
- Chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo: Để làm được điều đó, bạn cần nghiên cứu xem xét thị trường cần gì? Khi đó, mình sẽ đáp ứng cho khách hàng lĩnh vực đó một cách tốt nhất;
- Lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng: Hãy vạch ra kế hoạch kinh doanh gồm kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phát triển thị trường và khách hàng tiềm năng. Cần phác thảo chi tiết nguồn tiền đầu tư, nguồn vốn hoạt động, doanh số bán hàng, chi phí quảng cáo, xác định lợi nhuận…
- Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp: Ý tưởng kinh doanh tốt nhưng cần phải có tài chính để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh đó;
- Nghiên cứu đối thủ trong cùng lĩnh vực mà sau này công ty sẽ đăng ký kinh doanh;
- Chuẩn bị chiến lược Marketing cho doanh nghiệp để đưa công ty gần với khách hàng và thúc đẩy tạo ra giá trị thương hiệu;
- Tìm kiếm và lên danh sách khách hàng tiềm năng: Doanh nghiệp tồn tại hay diệt vong là do nguồn khách hàng quyết định. Hãy tận dụng các công cụ Marketing truyền thống lẫn hiện đại để gia tăng số lượng khách hàng. Xác định đúng đối tượng cần thiết sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình để khi bắt đầu kinh doanh là mình triển khai luôn;
- Chuẩn bị chính sách chăm sóc khách hàng mà doanh nghiệp có được: Kiếm khách hàng đã khó và việc giữ khách hàng còn khó hơn. Do đó, hãy làm hài lòng khách hàng bằng thái độ và chất lượng dịch vụ. Khi đó, khách hàng sẽ ở lại cùng với doanh nghiệp và rất có thể sẽ giới thiệu người thân, đối tác khác cho doanh nghiệp.
2. Quy trình thành lập doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Quy trình thành lập doanh nghiệp được diễn ra theo trình tự như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ và nộp
Tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm một số giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Bản sao y giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu công ty, người đại diện công ty;
- Giấy chứng nhận kinh doanh cùng với các giấy tờ chứng thực người quản lý phần vốn góp được đại diện theo ủy quyền (đối với tổ chức góp vốn);
- Quyết định thành lập công ty, Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
- Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ thì nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính
Bước 2: Nhận kết quả
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ thì sẽ nhận được văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp gồm những nội dung nào?
Chúng tôi thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn những việc như sau:
Thứ nhất, tư vấn trước thành lập công ty
Nội dung tư vấn sẽ bao gồm:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp;
- Cách đặt tên doanh nghiệp;
- Ngành nghề hoạt động kinh doanh;
- Vốn điều lệ, vốn pháp định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình công ty…
Thứ hai, thực hiện các công việc theo uỷ quyền
Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, như:
- Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi quá trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
- Nhận Giấy chứng nhận thành lập công ty;
- Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền;
- Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và con dấu của doanh nghiệp…
Thứ ba, tư vấn sau khi thành lập doanh nghiệp
Chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề:
- Tư vấn những công việc cần làm khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, bước đầu xây dựng thương hiệu thống nhất…
- Cung cấp văn bản pháp luật hiện hành theo yêu cầu (qua email);
- Soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thuế và kế toán…