Các hình thức nhượng quyền thương mại tiêu biểu hiện nay
Mục lục
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ và trên đà hội nhập thị trường quốc tế, nhiều công ty/doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền thương mại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu như thế nào là hoạt động nhượng quyền kinh doanh và các hình thức của loại hình này.
>>> Tìm hiểu thêm về nhượng quyền thương mại: Hình thức nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại được hiểu sao cho đúng?
Nhượng quyền kinh doanh được biết tới là một hoạt động thương mại, theo đó một cá nhân hay tổ chức (bên nhận nhượng quyền) được tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh các mặt hàng hoá hay cung cấp dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh mà bên nhượng quyền đề ra.
Có những hình thức nhượng quyền thương mại tiêu biểu nào?
Hiện nay, có những hình thức nhượng quyền thương mại tiêu biểu như sau:
Nhượng quyền theo khu vực lãnh thổ gồm:
- Nhượng quyền ở trong nước: Chủ yếu là hoạt động thương mại giữa các công ty/doanh nghiệp Việt Nam lớn với các công ty/doanh nghiệp Việt Nam vừa mới được thành lập.
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào đất nước Việt Nam: Khi đó, bên nhượng quyền là chủ thương hiệu nước ngoài và họ sẽ thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam, như: KFC,…
- Nhượng quyền từ bên trong lãnh thổ Việt Nam ra các quốc gia khác: Các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam sẽ thực hiện hoạt động nhượng quyền ra các quốc gia khác, như: cà phê Trung Nguyên,…
Nhượng quyền căn cứ theo tiêu chí kinh doanh gồm:
- Nhượng quyền phân phối dựa vào loại sản phẩm/dịch vụ: Bên nhượng quyền trao quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của họ trong một phạm vi và theo một khoảng thời gian nhất định cho bên nhận nhượng quyền. Tuy nhiên, bên nhận quyền chỉ được phép sử dụng các biểu tượng, khẩu hiệu, nhãn hiệu,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá.
- Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Bên nhận nhượng quyền không chỉ được quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền mà còn được họ chuyển giao cho kỹ thuật kinh doanh, cách điều hành công ty,….
Nhượng quyền dựa vào mục tiêu phát triển kinh doanh gồm:
- Franchise độc quyền: Bên nhượng quyền sẽ chỉ định một số đối tác tại quốc gia họ muốn đầu tư kinh doanh để làm đối tác và phân phối sản phẩm/dịch vụ của họ. Khi đó, bên nhận quyền sẽ chi trả một khoản tiền cho bên chuyển nhượng. Sau đó, bên nhận quyền sẽ được chủ động mở thêm các chi nhánh hoặc bán lại cho chủ thể khác trong phạm vi quản lý.
- Franchise vùng: Bên nhận quyền sẽ bán lại cho các chủ thể nhỏ lẻ khác trong vùng kèm theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên nhượng quyền.
Dịch vụ tư vấn liên quan đến nhượng quyền thương mại gồm nội dung gì?
Chúng tôi tư vấn và thực hiện dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại gồm những nội dung như sau:
- Giúp khách hàng hiểu rõ bản chất của nhượng quyền thương mại.
- Giúp khách hàng soạn thảo đơn đăng ký và chuẩn bị những giấy tờ có liên quan.
- Đại diện khách hàng đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại khi được yêu cầu.
- Tư vấn những điều cần lưu ý khi thực hiện hoạt động này.
- Tư vấn các loại hình của nhượng quyền thương mại và ưu, nhược điểm của từng loại hình.