Đăng ký bản quyền logo có khó không?
Mục lục
Thủ tục đăng ký bản quyền logo không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên là lại thủ tục không thể thiếu đối với doanh nghiệp kinh doanh. Bảo hộ bản quyền logo đồng nghĩa với việc bảo hộ bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Thủ tục này được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Sở hữu trí tuệ 2013 và các văn bản pháp lý liên quan. Cùng tìm hiểu cách thức tiến hành bảo hộ bản quyền logo ngay trong bài viết dưới đây.
Bản quyền – quyền tác giả là gì?
Bản quyền còn có tên gọi khác chính xác hơn là quyền tác giả. Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2013 (Luật SHTT): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Pháp luật cũng quy định về căn cứ xác lập quyền tác giả đối với một tác phẩm tại khoản 1 Điều 6 Luật SHTT: “phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.
Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng minh quyền tác giả thuộc về ai khi có tranh chấp lại khá khó khăn với cơ chế tự bảo hộ như vậy. Bạn nên thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền logo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để pháp luật có thể công nhận, bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ của bạn. Từ đó tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển thương hiệu cũng như bảo vệ thương hiệu trước các hành vi sử dụng trái phép.
Thủ tục đăng ký bản quyền logo như thế nào?
Nếu muốn đăng ký bản quyền logo, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để nộp đến Cục Bản quyền. Hồ sơ bao gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 50 Luật SHTT như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Mẫu logo cần đăng ký bảo hộ bản quyền
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục Bản quyền cũng phải phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Nên tiến hành nộp hồ sơ bảo hộ bản quyền ở đâu
Cục bản quyền là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Cục bản quyền đặt trụ sở tại ba thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để có thể hỗ trợ phục vụ cho toàn quốc. Nếu bạn muốn nộp hồ sơ trực tiếp, bạn có thể nộp đến các địa chỉ sau:
- Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
- Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
- Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.