Làm sao để đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Đăng ký thuế là hoạt động mà người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế các thông tin định danh – thông tin cơ bản để phân biệt với những người nộp thuế khác. Đối với doanh nghiệp, thông tin định danh gồm tên công ty, trụ sở chính, địa chỉ các cơ sở, ngành nghề kinh doanh đăng ký, vốn kinh doanh, người đại diện theo pháp luật…
Người nộp thuế sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho một mã số thuế. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền sẽ trả lời câu hỏi này.
1. Đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ có bộ hồ sơ đăng ký khác nhau), địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) và thời hạn đăng ký thuế cũng là thời hạn đăng ký doanh nghiệp.
Quy trình đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp về cơ bản như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký và nộp cho cơ quan chức năng
Cần chuẩn bị một số loại giấy tờ dưới đây tùy vào từng loại hình doanh nghiệp:
- Đơn yêu cầu mở công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách những thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- GCN đăng ký đầu tư;
- Giấy tờ tùy thân của chủ DNTN, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, GCN đăng ký doanh nghiệp và văn bản ủy quyền; giấy ủy quyền của người đại diện của thành viên là tổ chức.
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo một trong ba phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp hồ sơ online.
Bước 2: Nhận kết quả
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ có hợp lệ không? Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trên Giấy chứng nhận sẽ hiển thị mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số thuế.
2. Lợi ích khi dùng dịch vụ đăng ký thuế khi thành lập doanh nghiệp
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thuế tại Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền, bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
- Được tư vấn và định hướng tất cả các bước cần thiết trước và sau khi đăng ký thuế;
- Xác định rõ ràng lộ trình, thời gian, chi phí cho từng bước thực hiện thủ tục;
- Mọi giấy tờ, thủ tục đăng ký thuế sẽ được hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng nhất. Giúp tránh tình trạng chủ doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần và hồ sơ bị thiếu sót;
- Chúng tôi sẽ đảm bảo Khách hàng có thể tiết kiệm tối đa chi phí lẫn thời gian trong quá trình hoàn thiện, nộp hồ sơ. Hoàn toàn chịu trách nhiệm những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Sau khi hoàn thiện xong thủ tục đăng ký thuế, chúng tôi vẫn hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau khi đăng ký thuế thành công, như: đăng ký tờ khai, nộp tờ khai,…
3. Nội dung thực hiện dịch vụ đăng ký thuế
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền thực hiện dịch vụ đăng ký thuế chủ yếu những nội dung sau:
- Tư vấn chi tiết hồ sơ, thủ tục và thời gian được cấp mã số thuế doanh nghiệp;
- Tư vấn thời hạn kê khai, nộp tờ khai và mức thuế cần phải đóng;
- Tư vấn các phương pháp kê khai, nộp thuế phù hợp với quy mô cũng như loại hình doanh nghiệp;
- Hướng dẫn các thủ tục lập hóa đơn điện tử và các lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử,…