Có thể bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh bằng cách nào?
Mục lục
Bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các nhiếp ảnh gia, hay chủ sở hữu tác phẩm. Các hành vi sao chép tác phẩm nhiếp ảnh, sử dụng tự do các tác phẩm tràn lan xuất hiện ngày một thường xuyên, làm ảnh hưởng trực tiếp các quyền tác giả mà chủ sở hữu tác phẩm đang sở hữu. Đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những cách để bạn bảo vệ quyền tác giả của mình đối với loại hình tác phẩm nghệ thuật này.
Tác phẩm nhiếp ảnh được thể hiện như thế nào?
Tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được pháp luật công nhận, bảo hộ quyền tác giả. Để được bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm đó cần phải được thể hiện phù hợp với quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
“là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.”
Hướng dẫn đăng ký bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh
Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh cũng tương tự như các loại hình tác phẩm khác. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xét duyệt cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm nhiếp ảnh
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền chung cho các loại hình tác phẩm bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 3954/QĐ-BVHTTDL, Cục Bản quyền có nhiệm vụ và quyền hạn: “Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”
Vì vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, bạn nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền hoặc hai văn phòng đại diện của Cục tại các địa chỉ dưới đây:
- Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Dịch vụ bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh toàn diện
Quá trình bảo hộ tác phẩm nhiếp ảnh không chỉ dừng lại tại thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm. Bạn còn cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tác phẩm của mình; từ đó nhanh chóng phát hiện các hành vi xâm phạm và đưa ra các biện pháp xử lý cần thiết.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động, Phan Law Vietnam là một trong những đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ, xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn:
- Thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm
- Đồng hành, hỗ trợ, giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.
- Đại diện bạn thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp với các đối tượng mà bạn sở hữu
- Định hướng, hoàn tất pháp lý cho các giao dịch, khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.