Các thủ tục cho doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
1. Thủ tục cho doanh nghiệp mới thành lập
Sau khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi, công ty cần thực hiện ngay 5 điều sau đây:
1.1. Treo biển tên công ty
Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định: Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là khóa mã số thuế.
Để tránh hậu quả vừa nêu, công ty nên chụp ảnh hoặc gửi bản photo cho các đơn vị làm biển quảng cáo, biển tên doanh nghiệp thiết kế theo yêu cầu. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng biển tên bằng mika, kích thước từ 20 x 30 cm.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
1.2. Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp phí theo quy định.
Khi nhận hồ sơ hợp lệ, người nhận kết quả hồ sơ có thể đăng ký công khai và nộp tiền theo hướng dẫn của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Thời hạn thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
1.3. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng thanh toán hóa đơn hàng hóa, nộp thuế, kiểm soát dòng tiền. Đặc biệt, các khoản chi phí của doanh nghiệp từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì mới được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Một tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp nhưng một doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản ngân hàng.
1.4. Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử (USB Token)
Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp, hỗ trợ trong việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, ký hóa đơn, kê khai BHXH… Vì thế, công ty cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín và đăng ký sử dụng với Cơ quan thuế.
1.5. Lựa chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Khi mới thành lập, doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng.
Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định có 02 phương pháp chính để tính thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp tùy thuộc vào đối tượng khách hàng. Ngoài ra, cần phải cân nhắc thêm các yếu tố khác như phương pháp nào thì đóng thuế nhiều hơn, nhanh chóng hơn, thể hiện uy tín doanh nghiệp tốt hơn…
2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi có đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao. Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Phan Law Vietnam, Khách hàng sẽ được tư vấn các nội dung sau:
- Hỗ trợ Khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu và hoạt động kinh doanh.
- Hướng dẫn đặt tên công ty phù hợp, đúng quy chuẩn.
- Tư vấn về vốn góp, chế độ trách nhiệm của thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
- Tư vấn cho Khách hàng về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật và cơ cấu tổ chức của công ty.
- Tư vấn cụ thể về những điều kiện cần có nếu doanh nghiệp hoạt động ở ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Hỗ trợ Khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Nộp phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Thay mặt Khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trao lại cho Khách hàng cất giữ.