Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Mục lục
1. Thế nào là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu dưới hai phương diện sau đây:
- Theo phương diện khách quan: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là tổng hợp các quy định của pháp luật công nhận các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận.
- Theo phương diện chủ quan: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc áp dụng những biện pháp cụ thể (tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm) để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
2. Những đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho các đối tượng: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Cụ thể hơn, Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định:
“Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.“
3. Lý do phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Dưới đây là những lý do phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
- Khuyến khích sự sáng tạo: Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích họ trong các hoạt động nghiên cứu, nỗ lực cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt hơn.
- Thúc đẩy kinh doanh: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ có quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi xâm phạm của các đối thủ.
- Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan các sản phẩm giả mạo, kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và doanh thu của những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo uy tín cho doanh nghiệp: Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”, nhiều người tin dùng.
- Mang lại lợi ích quốc gia: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị. Nếu muốn gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng đến sự phát triển mạnh của doanh nghiệp. Khi có tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần đồng hành với luật sư giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi tốt nhất.
Phan Law Vietnam quy tụ đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ Khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Lắng nghe, tư vấn dựa trên quy định pháp luật có liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ;
- Cử luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ;
- Cử luật sư đại diện thân chủ trong các phiên thương lượng, hòa giải;
- Đại diện Khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Cục sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền, Quản lý thị trường…;
- Hướng dẫn và hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ;
- Xem xét và làm đơn khiếu nại đối với các quyết định hành chính về sở hữu trí tuệ của cục sở hữu trí tuệ và bản quyền.