Quy định về kinh doanh hộ gia đình
Mục lục
Mô hình kinh doanh hộ gia đình được nhiều chủ thể lựa chọn bởi tính thuận tiện cũng như thủ tục đăng ký đơn giản, diễn ra nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ đặc điểm của mô hình này cũng như hồ sơ và thủ tục đăng ký. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn quy định cũng như cách thức đăng ký hộ gia đình.
Đặc điểm kinh doanh hộ kinh doanh như thế nào?
Mô hình kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, hộ gia đình thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ.
Khi hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh sẽ thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề.
Khi hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh sẽ thuộc sở hữu của nhiều chủ. Khi đó, hoạt động kinh doanh sẽ do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình cùng quyết định.
Thứ hai, hộ gia đình không có tư cách pháp nhân.
Hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân, như: Không có tài sản riêng độc lập mà tài sản gắn liền với cá nhân hoặc thành viên của hộ gia đình; không có con dấu, không được mở chi nhánh nhưng được phép mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách mở nhiều địa điểm kinh doanh,…
Thứ ba, chủ hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Khi tài sản hộ gia đình không đủ trả nợ thì phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Trách nhiệm vô hạn của hộ gia đình có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên khi hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.
Quy trình đăng ký kinh doanh hộ gia đình diễn ra như thế nào?
Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình được diễn ra theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao Giấy ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề hoạt động kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ gia đình dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ gia đình theo quy định.
Trường hợp bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ gia đình như thế nào?
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ gia đình tại Văn phòng đăng ký bản quyền thì Quý vị sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thái độ phục vụ
Chúng tôi luôn thực hiện khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng thực hiện công việc.
Thứ hai, về nghiệp vụ
Chúng tôi là đơn vị dịch vụ về pháp lý nên luôn luôn có sự sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý liên quan đến việc đăng ký hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, đội ngũ pháp lý tại đơn vị dịch vụ được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh.
Thứ ba, đại diện khách hàng
Đội ngũ pháp lý tại đơn vị dịch vụ không chỉ thực hiện tư vấn pháp lý mà còn thực hiện pháp lý khi được khách hàng yêu cầu. Chúng tôi sẽ phân công chuyên viên pháp lý, luật sư đại diện khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và tiến hành những công việc tại cơ quan nhà nước.