Doanh nghiệp mới thành lập phải làm những gì?
Mục lục
1. Doanh nghiệp mới thành lập phải làm những gì?
Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có vô số công việc mà doanh nghiệp cần phải làm. Tuy nhiên, dưới đây là top những việc mà doanh nghiệp cần thực hiện sớm:
1.1. Khắc dấu tròn công ty
Theo quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng, loại hình và nội dung của con dấu. Lưu ý, con dấu phải thể hiện đầy đủ hai thông tin quan trọng là tên doanh nghiệp và mã số thuế của doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách thức đăng ký bản quyền video facebook
1.2. Làm bảng hiệu công ty
Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”
Vì vậy, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết kế và đặt bảng hiệu công ty, sau đó treo nó tại trụ sở chính.
Theo quy định trong Khoản 2 Điều 52 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải chịu mức phạt từ 30.000.000đ đến 50.000.000đ nếu không thực hiện việc gắn tên doanh nghiệp tại các địa điểm như trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.
1.3. Mua chữ ký số
Chữ ký số điện tử là một công cụ cần thiết đối với doanh nghiệp và có giá trị pháp lý tương đương với việc sử dụng con dấu pháp nhân.
Bằng việc sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp có thể thuận tiện trong việc kê khai và nộp thuế điện tử, thực hiện các thủ tục kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, tham gia giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và thậm chí tham gia đấu thầu điện tử mà không cần phải di chuyển.
1.4. Mở tài khoản ngân hàng
Việc mở tài khoản ngân hàng không chỉ giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch như thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ và nộp thuế mà còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Theo quy định của Thông tư 173/2016/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP, các khoản chi phí từ 20 triệu đồng trở lên phải được thanh toán từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp để có thể được trừ khi tính thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Doanh nghiệp có thể đăng ký mở tài khoản công ty tại bất kỳ ngân hàng thương mại nào ở Việt Nam và cũng có thể mở nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau tùy theo nhu cầu của mình.
1.5. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Việc kê khai thuế ban đầu là bước không thể thiếu và đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp ngay sau khi thành lập. Theo quy định của Khoản 2, Điều 33 trong Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000đ đến 25.000.000đ, tùy thuộc vào mức độ của vi phạm, như quy định trong Điều 13 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
1.6. Mua và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Ngày nay, khi doanh nghiệp mới thành lập muốn xuất hóa đơn, họ buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử và thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế trước khi áp dụng trong vòng 2 ngày.
Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử bao gồm:
- Quyết định sử dụng hóa đơn (được ký và đóng dấu bởi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp).
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
- Mẫu hóa đơn điện tử.
Có nhiều đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp lựa chọn như Easy-invoice, Viettel, Bkav, Misa, M-Invoice… với mức giá cạnh tranh. Trong trường hợp doanh nghiệp không biết lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử nào, Đăng ký bản quyền sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp chọn ra nhà cung cấp hóa đơn phù hợp nhất với ưu đãi giá tốt nhất.
2. Thành lập doanh nghiệp cùng Văn phòng Đăng ký bản quyền
Sau khi Khách hàng lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp, Đăng ký bản quyền sẽ tiến hành các công việc sau:
- Tư vấn về loại hình doanh nghiệp, cách đặt tên công ty, kiểm tra tính duy nhất của tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, mức vốn điều lệ đăng ký và các thủ tục cần thiết sau khi thành lập cũng như những khoản thuế cần nộp trong quá trình hoạt động của công ty.
- Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Tiến hành bàn giao giấy phép kinh doanh công ty tại địa điểm Khách hàng mong muốn.