Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
Mục lục
Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ là 2 quyền quan trọng và nổi bật của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất khái niệm của hai loại quyền này cũng như sự phân biệt cơ bản giữa hai loại quyền, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”
Khoản 3 Điều Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ cũng hướng dẫn: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Căn cứ xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm tranh
Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tác phẩm tranh minh họa, bạn có thể lựa chọn bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Vì tranh minh họa phù hợp với đối tượng tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, là một trong những đối tượng thuộc bảo hộ của quyền tác giả.
Đối với quyền tác giả, thời điểm xác lập quyền là thời điểm bạn tạo ra tác phẩm dưới một thể thức nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả chính xác nhất
Như đã chia sẻ ở trên, với cơ chế tự động bảo hộ, quyền tác giả được xác lập không cần dựa trên thủ tục đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên đây cũng là một trong những kẻ hở để đối tượng có ý đồ xấu khai thác và có hành vi xâm phạm đến các quyền của bạn với tác phẩm của mình. Khi không may xảy ra tranh chấp quyền tác giả, việc làm sao để chứng minh ai là chủ sở hữu, tác giả thật sự của tác phẩm gặp phải nhiều khó khăn.
Để có thể loại bỏ vấn đề này, bạn nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm tranh minh họa của mình với Cục Bản quyền để pháp luật ghi nhận và có biện pháp bảo hộ quyền của bạn.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả chỉ cần đáp ứng được các tài liệu theo hướng dẫn tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
…….
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”