Hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu chi tiết
Mục lục
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục cần phải thực hiện để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình; và có thể tự do khai thác các lợi ích từ nhãn hiệu thông qua việc sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hay chuyển giao quyền sử dụng… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn quy trình đăng ký nhãn hiệu một cách chi tiết.
1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm giấy tờ gì?
Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu dự kiến đăng ký bảo hộ;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Giấy tờ chứng minh hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp tiền.
2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu được diễn ra như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu nên tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu đã được đăng ký tại Sở hữu trí tuệ. Sau khi có kết quả tra cứu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu. Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu cần sửa đổi để có thể được cấp GCN bảo hộ.
Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu, nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký thì chủ đơn tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ như trên và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức
Xem xét đơn đăng ký có đủ điều kiện về mặt hình thức, chủ sở hữu đơn, mẫu nhãn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Nếu đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Công bố thông tin trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin về đơn đăng ký, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra mẫu nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu không. Từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 6: Cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ngược lại, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối có nêu rõ lý do.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu
Nhắc đến văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền, mọi người đều nghĩ ngay đến đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng và được nhiều người tin tưởng sử dụng. Tại đây, chúng tôi hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý, trong đó có các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, như:
- Tra cứu đăng ký nhãn hiệu để có kết quả toàn diện, xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
- Tư vấn các điều kiện đăng ký, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn những dấu hiệu tương tự, trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét duyệt đơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng được cấp văn bằng cho chủ đơn đăng ký;
- Tư vấn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của GCN đăng ký nhãn hiệu;
- Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ và đại diện cho Khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký;
- Đàm phán, soạn thảo hồ sơ, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu,…