Đơn vị thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh
Mục lục
Ngày nay, dịch vụ đăng ký kinh doanh mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của mọi người, đó có thể là mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Để thực hiện hoạt động kinh doanh theo những mô hình này thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết gói dịch vụ đăng ký kinh doanh đối với những loại hình công ty trên.
Thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào?
Thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và nộp hồ sơ
Tùy thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Bản sao công chứng Giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của chủ công ty tư nhân.
Thứ hai, công ty hợp danh
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao công chứng Giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của thành viên;
- Bản sao công chứng GCN đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, công ty TNHH
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao công chứng căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, công ty cổ phần
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đăng ký công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao công chứng căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý đối với cổ đông là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- Bản sao công chứng GCN đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài.
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ mở công ty, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Khi hồ sơ kinh doanh đăng ký chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Khi từ chối hồ sơ đăng ký kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ đăng ký kinh doanh như thế nào?
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Văn phòng đăng ký bản quyền thì Quý vị sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thái độ phục vụ
Văn phòng đăng ký bản quyền luôn thực hiện khẩu hiệu “thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình”. Do đó, chuyên viên tư vấn, luật sư tại đơn vị dịch vụ luôn luôn lắng nghe, tư vấn, hướng dẫn, đồng thời đưa ra những định hướng thực hiện công việc.
Thứ hai, về nghiệp vụ
Chúng tôi là đơn vị dịch vụ về pháp lý nên luôn luôn có sự sự am hiểu và áp dụng thành công các văn bản pháp lý liên quan đến việc đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, đội ngũ pháp lý tại đơn vị dịch vụ được trang bị kiến thức pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên sẽ dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh.
Thứ ba, đại diện khách hàng
Đội ngũ pháp lý tại đơn vị dịch vụ không chỉ thực hiện tư vấn pháp lý mà còn thực hiện pháp lý khi được khách hàng yêu cầu. Đơn vị thực hiện dịch vụ sẽ phân công chuyên viên pháp lý, luật sư đại diện khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết và tiến hành những công việc tại cơ quan nhà nước.
Chi phí dịch vụ đăng ký kinh doanh hết bao nhiêu?
Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn yêu cầu sử dụng, cụ thể sẽ có những chi phí cần chi trả cho những nội dung sau:
- Chi phí tư vấn ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, tên công ty, loại hình kinh doanh…
- Chi phí hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Chi phí dịch vụ bàn giao giấy tờ sau khi soạn thảo xong cho Quý khách hàng để ký tận nhà;
- Chi phí cử người đại diện khách hàng nộp bộ hồ sơ thành lập công tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Chi phí hỗ trợ thực hiện khắc dấu và công bố mẫu dấu;
- Chi phí cử người đại diện khách hàng đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu;
- Chi phí gửi GCN đăng ký thành lập doanh nghiệp và con dấu tận nhà cho khách hàng;
- Chi phí đăng công báo thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia,…