Đăng ký mã số BHXH cho doanh nghiệp
Mục lục
Đăng ký mã số bhxh cho doanh nghiệp như thế nào? Theo quy định đối với các đơn vị, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) lần đầu bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp mã đơn vị để có thể giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội, như tăng giảm người lao động, làm hồ sơ chế độ, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế,… Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết về thủ tục đăng ký mã số bhxh cho doanh nghiệp.
1. Thủ tục đăng ký mã số BHXH cho doanh nghiệp như thế nào?
Trình tự các bước đăng ký mã số BHXH cho doanh nghiệp được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ và kỹ lượng những giấy tờ sau:
- Bản sao Đăng ký kinh doanh của công ty;
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của từng người lao động (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Lưu ý: Ngoài các giấy tờ nêu trên, đơn vị cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau để làm căn cứ điền thông tin:
- Hợp đồng lao động;
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu, chứng minh thư/căn cước công dân, hộ chiếu của người lao động.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đơn vị nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng thì đơn vị phải nộp hồ sơ để được cấp mã đơn vị bảo hiểm xã hội. Sau khi được cấp mã bảo hiểm xã hội thì đơn vị mới có thể thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện các giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì cơ quan bảo hiểm sẽ hướng dẫn hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được cấp mã đơn vị.
Lưu ý: Sau khi đăng ký thành công mã đơn vị bảo hiểm xã hội, đơn vị có thể thực hiện các nghiệp vụ báo tăng giảm lao động. Mã đơn vị này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị khi làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Những lưu ý cần nắm khi đăng ký mã số BHXH cho doanh nghiệp?
Liên quan đến thủ tục đăng ký mã số BHXH cho doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ những ý sau:
- Phải làm thủ tục đăng ký BHXH lần đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng với người lao động;
- Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã đơn vị để cơ quan quản lý BHXH tại nơi đó sẽ theo dõi riêng;
- Khi thay đổi địa chỉ khác quận hay khác tỉnh thì phải báo giảm và chốt sổ BHXH cho toàn bộ nhân viên. Khi qua quận, huyện, tỉnh mới thì doanh nghiệp phải đăng ký xin cấp lại mã đơn vị BHXH mới và nộp hồ sơ BHXH lần đầu. Trừ 1 số doanh nghiệp có cơ quan quản lý là BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì khi nào chuyển tỉnh thì mới làm lại hồ sơ còn trong tỉnh hay trong thành phố thì không cần;
- Sau khi báo tăng lao động, đối với những lao động đã có sổ BHXH thì sẽ chỉ được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu mất sổ BHXH thì phải làm thêm hồ sơ xin cấp lại sổ. Sau đó, hồ sơ báo tăng mới được chấp thuận.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã số BHXH cho công ty?
Văn phòng đăng ký bản quyền luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện dịch vụ đăng ký mã số BHXH cho công ty. Nội dung thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn những công việc sau:
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký mã đơn vị;
- Chuẩn bị cách giấy tờ liên quan trong bộ hồ sơ;
- Nộp hồ sơ đăng ký và theo dõi kết quả;
- Bàn giao kết quả đăng ký mã đơn vị cho doanh nghiệp;
- Hỗ trợ đăng ký tăng mới toàn bộ người lao động…