Bản chất nhượng quyền thương mại hiện nay
Mục lục
Trong thời buổi nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và xu thế hội nhập với thị trường quốc tế, việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền thương mại đã trở nên thông dụng hơn. Mô hình mở rộng kinh doanh này giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí mà vẫn đảm bảo nguồn doanh thu ổn định cho bên chuyển nhượng. Để hiểu rõ hơn về mô hình nhượng quyền thương mại, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền. Mong rằng bài tư vấn sau sẽ hữu ích và hỗ trợ được nhiều cho các bạn.
Bản chất nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại được biết tới là hoạt động về thương mại, bên nhượng quyền thương mại sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận quyền thương mại phải tự thực hiện cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa theo điều kiện sau:
- Cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hoá: Theo cách thức thực hiện hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền và phải gắn nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,…
- Điều hành quá trình hoạt động kinh doanh: Bên nhượng quyền sẽ kiểm soát và hỗ trợ bên nhận chuyển nhượng quá trình hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả tối ưu.
Nhượng quyền thương mại có những đặc điểm gì?
Mô hình nhượng quyền thương mại có những đặc điểm như sau:
- Chủ thể nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại và hai bên đều phải là thương nhân;
- Đối tượng nhượng quyền chính là quyền thương mại;
- Là một phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền thương mại sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ và phương thức kinh doanh do bên nhượng quyền thương mại phát triển và sở hữu hoặc kiểm soát để bên nhận quyền thực hiện việc kinh doanh. Khi đó, bên nhận quyền sẽ phải chi trả một khoản tiền cho bên nhượng quyền;
- Là một biện pháp phân phối hàng hóa và dịch vụ: Bên nhượng quyền có quyền cho phép nhiều bên nhận quyền thương mại để xây dựng một hệ thống thực hiện phân phối các mặt hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng;
- Là loại hợp đồng đặc thù về chuyển nhượng đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, như nhãn hiệu,…
Mô hình nhượng quyền thương mại gồm những hình thức nào?
Mô hình nhượng quyền thương mại có những hình thức như sau:
Thứ nhất, nhượng quyền thương mại theo lãnh thổ
Nhượng quyền thương mại trong nước: Thường là giữa các doanh nghiệp Việt Nam lớn với các doanh nghiệp Việt Nam vừa mới được thành lập.
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức bên nhượng quyền là chủ thương hiệu nước ngoài sẽ tiến hành việc đầu tư vào Việt Nam, như: KFC,…
Nhượng quyền thương mại trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài: Các thương hiệu nổi tiếng trong nước (ở Việt Nam) sẽ thực hiện việc nhượng quyền ra các nước, như: cà phê Trung Nguyên,…
Thứ hai, nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh
Nhượng quyền thương mại phân phối theo sản phẩm: Bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của họ trong một phạm vi và theo một khoảng thời gian nhất định. Bên nhận quyền thương mại chỉ được phép sử dụng các biểu tượng, khẩu hiệu, nhãn hiệu,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá.
Nhượng quyền thương mại sử dụng công thức kinh doanh: Bên nhận nhượng quyền không chỉ được quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền mà còn được họ chuyển giao cho kỹ thuật kinh doanh, cách điều hành công ty,….
Thứ ba, nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển kinh doanh
Franchise độc quyền: Bên nhượng quyền thương mại sẽ chỉ định một số đối tác nhất định tại đất nước mà họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh để làm đối tác và thực hiện phân phối sản phẩm, dịch vụ. Khi đó, bên nhận quyền thương mại sẽ chi một khoản tiền nhượng quyền ban đầu để được chủ động mở thêm các cửa hàng hoặc thực hiện việc bán lại cho chủ thể khác trong phạm vi khu vực họ kiểm soát.
Franchise vùng: Bên nhận quyền thương mại sẽ thực hiện việc bán lại cho các chủ thể nhỏ lẻ khác trong vùng kèm theo đó là các điều kiện đã được thỏa thuận với bên nhượng quyền.