Hướng dẫn đăng ký bản quyền logo online
Mục lục
Hiện nay, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền logo online mà không cần phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện như trước đây. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng biết tới hình thức đăng ký trực tuyến này. Hiểu rõ điều đó, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đăng ký trực tuyến. Mong rằng bài hướng dẫn cách thức đăng ký trực tuyến của chúng tôi sẽ hỗ trợ được cho các bạn.
Tạo tài khoản đăng ký bản quyền logo online như thế nào?
Để tạo tài khoản đăng ký bản quyền logo online, các bạn thực hiện theo trình tự sau:
- Truy cập vào đường link: http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/;
- Tại trang chủ, chọn mục “Đăng ký”;
- Lựa chọn tư cách đăng ký bảo hộ là “cá nhân” hoặc “tổ chức”. Nhập đầy đủ thông tin được hiển thị, gồm: Tên đăng nhập (viết liền không dấu), thư điện tử/email, số điện thoại, mật khẩu (Độ dài từ 6 ký tự cho đến 30 ký tự, ít nhất phải có một ký tự viết hoa, một ký tự số và một ký tự đặc biệt), nhập lại mật khẩu.
- Chọn điều khoản sử dụng tài khoản và tích chọn “Tôi đồng ý với điều khoản”;
- Kích chọn “Đăng ký” để hoàn thành thủ tục;
- Sau khi đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được email thông báo mã kích hoạt tài khoản.
Quy trình đăng ký bản quyền logo online được diễn ra như thế nào?
Quy trình quyền tác giả logo online được diễn ra như sau:
- Đăng ký tài khoản để nộp hồ sơ online;
- Sau khi đăng ký tài khoản thành công, sử dụng email và mật khẩu đã đăng ký để đăng nhập;
- Sau khi đăng nhập, kích chọn “thủ tục hành chính” => chọn “cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” và nhất “nộp hồ sơ”;
- Tiến hành kiểm tra lại thông tin, nếu không có gì sai thì bấm nút “nhập nội dung đăng ký” và “đính kèm hồ sơ” để điền thông tin và tải hồ sơ đăng ký;
- Cuối cùng, kích “chọn hình thức nộp và nhận kết quả”.
Biện pháp bảo vệ quyền khi đăng ký bản quyền logo là gì?
Thủ tục đăng ký quyền tác giả logo không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ giúp bạn thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền tài sản, quyền nhân thân một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Khi phát hiện ra tác phẩm bị xâm phạm bản quyền, chủ sở hữu tác phẩm có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng các biện pháp công nghệ;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền quyền nhân thân, quyền tài sản đối với logo phải chấm dứt ngay hành vi của mình, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm: Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Khi cần thiết, cơ quan chức năng có thể áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính;
- Nộp đơn khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.